Chiến lược Làm kinh doanh là sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Làm kinh doanh là sẵn sàng chấp nhận rủi ro

124
Kinh doanh đồng nghĩa với chấp nhận rủi ro. Bạn phải đặt cược mọi thứ: sự nghiệp, tài năng, ý tưởng, vốn liếng, thời gian, thậm chí là cả sức khỏe. Nhưng nếu bạn muốn làm một doanh nhân thành công, bạn phải chuẩn bị cho những rủi ro và thách thức đi kèm với nó.
Ảnh minh họa

Không có cách nào giúp bạn tránh hoàn toàn khỏi những rủi ro khi làm doanh nhân nhưng nếu nhận biết được chúng bạn có thể chuẩn bị trước và giảm thiểu tác động xấu do chúng mang lại.
1. Từ bỏ khoản tiền lương ổn định hàng tháng
Trước khi gia nhập thế giới của các chủ doanh nghiệp, trước tiên bạn sẽ phải nói lời tạm biệt với công việc hiện tại, và trong một số trường hợp là cả sự nghiệp của bạn nữa. Một số người có kế hoạch dự phòng – một sự lựa chọn để tiếp tục sự nghiệp trong trường hợp công ty riêng hoạt động không suôn sẻ.
Nhưng đối với hầu hết các doanh nhân mới khởi nghiệp, lựa chọn chính là lao vào đầy mạo hiểm. Không có gì đảm bảo thu nhập cá nhân của bạn, nhất là trong những tháng đầu và năm đầu công ty mới thành lập, và bạn sẽ có thể quá bận rộn với việc đảm bảo hoặc giữ được dòng thu nhập thay thế.
2. Hy sinh vốn cá nhân
Một số doanh nhân có thể mở công ty bằng cách dựa hoàn toàn vào nguồn cấp vốn bên ngoài như: những khoản đóng góp của các nhà đầu tư thiên thần, tiền trợ cấp và các khoản vay của chính phủ hay các khoản thu được từ chiến dịch huy động vốn từ đám đông. Nhưng nhiều doanh nhân phải vét cạn các tài khoản ngân hàng và những khoản tiết kiệm cá nhân để bắt đầu mọi thứ.
Bạn có thể không cần thanh toán hết sạch rổ trứng của mình, nhưng bạn sẽ phải dùng tới một vài khoản tiền cá nhân – điều đó có nghĩa là từ bỏ hay ít nhất là thu nhỏ chiếc lưới an toàn của bạn.
3. Dựa vào dòng tiền mặt
Ngay cả khi bạn có dòng tín dụng, thì việc bảo đảm dòng tiền mặt thường xuyên cũng vẫn là một việc khó khăn và gây stress. Bạn có thể đảm bảo một năm có lợi nhuận nhưng vẫn phải gắng sức lo những thứ thiết yếu hàng ngày nếu doanh thu của bạn không đủ.
Hóa đơn có thể tăng nhanh và bạn không có đủ doanh thu để hỗ trợ dòng tiền đi của bạn, bạn có thể thiếu tiền trả lương và buộc phải dùng đến quỹ khẩn cấp. Hãy chuẩn bị giải quyết nó hàng ngày, hay ít nhất là hàng tuần.

4. Ước tính lợi nhuận phổ biến
Dù bạn có thực hiện bao nhiêu nghiên cứu hoặc đã hoàn tất bao nhiêu cuộc thử nghiệm, bạn sẽ không bao giờ có thể ước đoán được chính xác mức lợi nhuận phổ biến trong công ty. Điều này có thể tạo ra một lỗ hổng lớn trong những kế hoạch có vẻ khả thi của bạn.
Ngay khi tất cả các số liệu đều có vẻ ủng hộ bạn, thì rất có thể bạn đang tính toán quá cao mức lợi nhuận của công ty, và nếu kế hoạch của bạn sụp đổ thì toàn bộ mô hình tài chính của bạn cũng nổ tung theo. 
5. Tin tưởng một nhân viên chủ chốt
Khi mới mở công ty, bạn sẽ không có đầy đủ đội ngũ nhân viên, thay vào đó bạn chỉ có một nhóm nhỏ những người làm việc không biết mệt cùng nhau với nỗ lực khởi động và vận hành mọi thứ. Bạn sẽ phải đặt nhiều tin tưởng vào họ, nhất là khi họ có những kỹ năng đặc biệt, khó tìm và sẵn sàng bắt đầu làm việc với mức lương thấp hơn mức lương chuẩn của ngành.
Ví dụ, nếu bạn tuyển một trưởng nhóm phát triển sản phẩm làm việc trong một vài tháng, bạn sẽ cần phải hoàn toàn tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc đúng hạn. Nếu không, thời gian biểu của bạn (và cả sản phẩm) có thể bị tổn hại.
6. Đặt cược vào một thời hạn chót quan trọng
Về bản chất, các công ty khởi sự buộc phải tuân theo thời gian biểu nghiêm nhặt với các sản phẩm và mục tiêu về cột mốc. Tình hình tài chính của họ rất mong manh và các nhà đầu tư đều nóng lòng muốn thấy bánh xe bắt đầu chạy. Kết quả là, hầu hết doanh nhân phải tạo ra nhiều mục tiêu bất ngờ với thời hạn chót hạn hẹp, và những thời hạn chót này trở nên vô cùng quan trọng.
Hãy sẵn sàng thức đêm lo lắng về khả năng hoàn thành đúng những hạn chót này và có phương án dự phòng nếu bạn không thể hoàn thành được.
7. Hy sinh thời gian dành cho bản thân
Việc kinh doanh chiếm phần lớn thời gian của một người bình thường. Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian làm việc để công ty thành công, thời gian còn lại bạn sẽ lo lắng những việc bạn đã làm hoặc chưa làm được. Bạn sẽ mất ngủ, không có thời gian dành cho bản thân và sẽ bị stress thường xuyên hơn trước.
Những rủi ro không thể khiến bạn ngừng theo đuổi nghiệp kinh doanh. Hãy coi chúng như những rào cản cần thiết và phần thưởng bạn nhận được khi tới đích thường vượt xa những rủi ro bạn phải gánh chịu.

Theo Entrepreneur/hoclamgiau