Chiến lược Dệt may mở rộng nguồn nguyên liệu

Dệt may mở rộng nguồn nguyên liệu

11
Triển lãm quốc tế lần thứ 14 về máy móc thiết bị công nghiệp và nguyên phụ liệu ngành dệt và may (VTG 2014) diễn ra mới đây tại TP HCM đã thu hút được sự quan tâm của các DN trong và ngoài ngành.


Ảnh minh họa

VTG 2014 đã đem lại cơ hội giao thương cho các DN ngành dệt may

Theo báo cáo của BCH Hiệp hội dệt may, kết thúc quý 3/2014, xuất khẩu dệt may của VN tăng 19% so cùng kỳ năm 2013, xuất siêu 6,2 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng trên, có thể khẳng định ngành dệt may VN sẽ về đích từ 24,5 tỷ USD đến 25 tỷ USD về giá trị và vượt kế hoạch từ 0,5 đến 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 15% – 16%. Điều đáng mừng là có nhiều dấu hiệu khả quan từ các DN cho thấy lượng đơn hàng trong quý I/2015 sẽ nhiều hơn nữa.

Từ cơ hội

Nắm bắt được nhu cầu này của DN ngành dệt may, các thương hiệu lĩnh vực thiết bị, máy móc, nguyên phụ liệu và công nghệ cao từ nhiều quốc gia trên thế giới đã đến VN tìm đối tác và giới thiệu sản phẩm. Tại VTG 2014 đã có 170 đơn vị tham gia giới thiệu các thiết bị, công nghệ mới với gần 300 gian hàng đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kong, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thổ Nhĩ kỳ, Mỹ …

Theo báo cáo của BCH Hiệp hội dệt may, kết thúc quý 3/2014, xuất khẩu dệt may của VN tăng 19% so cùng kỳ năm 2013, xuất siêu 6,2 tỷ USD.

Trong triển lãm cũng có mặt của các Cty đa quốc gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thiết bị công nghệ dệt may như Artrend, Da Kong, Eksoy, Tajima, Welltex, Sroque… Ông Jorge Fernandes, Giám đốc xuất khẩu Cty Sroque, Bồ Đào Nha cho biết, Cty tham dự triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm chủ lực là máy in lụa. Hiện nhu cầu sử dụng các loại máy này sẽ ngày càng tăng tại VN do tiết kiệm được nhân công, giảm chi phí đầu vào. Đầu tư thiết bị này cũng sẽ giúp DN có thêm điều kiện đón đầu các lợi thế từ các hiệp định thương mại VN sắp được ký kết trong thời gian tới.
Đến thành công

Đặc biệt, nhiều Cty tại VN chuyên cung cấp các phần mềm, thiết bị tiên tiến ngành may mặc cũng tích cực tham dự VTG 2014. CSP Co.Ltd, quận Tân Bình, TP HCM đến VTG 2014 để giới thiệu các phần mềm thiết kế rập mẫu, giác sơ đồ… Đây là những giải pháp phần mềm 2D và nguyên mẫu ảo 3D ứng dụng trong các ngành may mặc, ba lô, túi xách, ghế ô tô, các sản phẩm bọc nội thất. Những giải pháp của Cty cung cấp sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí một cách đáng kể, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và tăng năng lực cạnh tranh.

Ông Ngô Thanh Hiệp, Giám đốc Cty TNHH Tam Phú Hiệp, quận 2, TPHCM cho biết Cty tham dự VTG 2014 để giới thiệu các máy móc dệt tròn, thun, len … Đây là các dòng máy đang được thị trường ưa chuộng. Từ đầu năm 2014 đến nay Cty đã bán được 60 máy dệt tròn và dự kiến cả năm 2014 sẽ bán được 80 máy. Theo ông Hiệp hiện có nhiều DN các nước lân cận chuyển sang xây dựng xưởng dệt may tại VN nên tiềm năng cho các nhà cung cấp máy dệt công nghiệp là rất lớn, đặc biệt là các máy móc dệt len, dệt thun, dệt tròn.

Theo dddn