Chiến lược Trong mắt các doanh nghiệp Châu Á, Việt Nam là điểm đến...

Trong mắt các doanh nghiệp Châu Á, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thứ 2

8
Trong mắt các doanh nghiệp châu Á, Việt Nam hấp dẫn thứ hai khu vực sau Singapore về địa điểm mở rộng kinh doanh.


Ảnh minh họa
Đó là kết quả của cuộc khảo sát do Ngân hàng United Overseas (UOB) có trụ sở chính tại Singapore vừa thực hiện và công bố ngày 20/10 vừa qua.

Theo đó, khi được hỏi về các địa điểm hấp dẫn nhất để mở rộng kinh doanh trong 3 đến 5 năm tới, các doanh nghiệp châu Á đã chọn Việt Nam đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á sau Singapore.

 

28% lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi chọn Việt Nam làm địa điểm mở rộng kinh doanh trong 3 đến 5 năm tới.
Việt Nam hấp dẫn bởi môi trường chính trị ổn định, các điều kiện kinh tế thuận lợi như lạm phát thấp, chính sách tiền tệ được điều tiết hợp lý. Thêm vào đó, lực lượng lao động trẻ, năng động cũng là điểm cộng cho tính hấp dẫn của Việt Nam, báo cáo của UOB viết.

Thậm chí với nhóm các doanh nghiệp đến từ Malaysia, Thái Lan và Singapore, Việt Nam là nơi họ muốn đến nhất khi mở rộng kinh doanh trong 3 đến 5 năm tới.

Để thực hiện khảo sát này, UOB đã phỏng vấn 2.500 lãnh đạo doanh nghiệp có uy tín và doanh thu hàng năm theo quy định của ngân hàng. Các doanh nghiệp được lựa chọn đến từ 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan.

Khảo sát được thực hiện trong bối cảnh châu Á tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu, với tỷ lệ từ 18% hồi 1980 lên 31% năm 2015 và có thể đạt 45% vào năm 2030.

Dù triển vọng dài hạn khá tích cực, tình trạng kinh tế toàn cầu đi chậm lại và sự khác biệt về mặt tăng trưởng của từng thành viên trong châu lục là một trong những thách thức lớn trong ngắn hạn. Năm 2015, giá dầu giảm mạnh đã ảnh hưởng đến các nền nước như Malaysia, Indonesia. Còn Trung Quốc chứng kiến thị trường chứng khoán sụt giảm, báo hiệu nhu cầu cải cách kinh tế mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đặt câu hỏi: Đâu là thị trường tăng trưởng tiếp theo? Những thách thức với tăng trưởng kinh tế là gì và làm thế nào để tôi vượt qua? Những nơi nào trong khu vực vẫn còn nhiều cơ hội để mở rộng? UOB cho biết báo cáo mà ngân hàng xây dựng là nhằm trả lời những câu hỏi nói trên.

  
Cũng theo khảo sát, bốn lo lắng lớn nhất của doanh nghiệp châu Á là chi phí kinh doanh tăng, cạnh tranh tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm, biến động tiền tệ. Bốn lo lắng tiếp tiếp theo là lãi suất tăng, chính trị không ổn định, giá hàng hóa và dầu biến động, thiếu hụt lao động lành nghề.

Khi tìm địa điểm mở rộng, những tiêu chí họ đặt lên hàng đầu là chính trị và môi trường kinh doanh ổn định, nhu cầu tiêu dùng lớn và tăng trưởng. kết nối mạnh mẽ với doanh nghiệp địa phương, môi trường thuế và chính sách ưu đãi.

Theo PLXH